Văn hóa và dân cư Hohhot

Tượng điêu khắc với biểu trưng kinh đô sữa

Vào năm 2005, 87,3% dân số là người Hán, 9,6% là người Mông Cổ, 1,6% là người Hồi, 1,2% là người Mãn và phần còn lại thuộc về các dân tộc thiểu số khác, như người Triều Tiênngười Duy Ngô Nhĩ[3]. Phần lớn người Hán tại Hohhot là hậu duệ của người đến từ Sơn Tây đã định cư tại đây trong vài thập kỷ qua hoặc những người di cư từ vùng đông bắc Trung Quốc như từ tỉnh Hà Bắc tới sau khi thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949, được hỗ trợ bởi các sáng kiến của chính quyền vào thời gian đó nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực gần biên giới. Đã hòa nhập vào xã hội đô thị hóa nên phần lớn người Mông Cổ trong thành phố đều nói lưu loát tiếng Quan thoại bên cạnh việc dùng tiếng Mông Cổ. Tuy nhiên, những người trẻ tuổi hơn có xu hướng thích sử dụng tiếng Quan thoại. Một phần đáng kể dân số có huyết thống hỗn hợp[4].

Phần lớn cư dân của Hohhot có thể trò chuyện thành thạo bằng tiếng Quan thoại, nhưng có sự phân chia ngôn ngữ giữa người "phố cổ" (chủ yếu tại quận Hồi Dân ngày nay) với cộng đồng người Hồi theo Hồi giáo, những người có xu hướng trò chuyện bằng phương ngữ Hohhot, một nhánh của Tấn ngữ xuất phát từ tỉnh Sơn Tây cận kề. Kiểu phương ngữ này có thể là khó hiểu đối với những người nói tiếng Quan thoại chuẩn hay thậm chí là những người nói tiếng Quan thoại ở nửa kia của thành phố. Những cư dân mới hơn và có học thức hơn, chủ yếu tập trung tại các quận Tân Thành và Trại Hãn, nói tiếng Quan thoại phương ngữ Hohhot, phần lớn với trọng âm có thể nhận thấy và một số từ vựng độc nhất.

Do sự đa dạng tương đối về văn hóa và mặc cho các đặc trưng của một thành phố công nghiệp cỡ vừa tại Trung Quốc, nên đường phố của Hohhot không thiếu các yếu tố của một thành phố dân tộc thiểu số. Chẳng hạn, đường Đông Đạo, một đường phố chính trong khu vực phố cổ, được trang trí bên ngoài bằng các kiểu kiến trúc Hồi giáo và Mông Cổ trên mọi công trình kiến trúc của nó. Một loạt các sáng kiến của chính quyền trong những năm gần đây đã nhấn mạnh tính đồng nhất của Hohhot với các nhóm dân tộc thiểu số, đặc biệt là tăng các kiến trúc kiểu Mông Cổ xung quanh thành phố. Mọi biển hiệu trên đường phố cũng như các thông báo về giao thông vận tải công cộng đều được quy định bằng cả tiếng Trung lẫn tiếng Mông Cổ.

Các đặc sản trong ẩm thực tại đây chủ yếu tập trung theo ẩm thực Mông Cổ và các sản phẩm sữa. Về mặt thương mại, Hohhot được biết đến như là cơ sở của các hãng sữa Trung Quốc lớn như Y LợiMông Ngưu. Đồ uống kiểu Mông Cổ suutei tsai (奶茶 (nãi trà) trong tiếng Trung, "trà sữa" trong tiếng Việt) là lựa chọn ăn sáng điển hình cho những người dân ở đây. Thành phố này cũng có nhiều kiểu chế biến lẩusíu mại. Tại đây cũng có nhiều nhà hàng Triều Tiên và Hồi giáo, bên cạnh các nhà hàng với các món ẩm thực có nguồn gốc từ các khu vực khác của Trung Quốc.